Ngày nay, công nghệ đúc áp lực nhôm được sử dụng cực kỳ phổ biến trong ngành gia công cơ khí, nhất là khi cần gia công vật liệu nhôm có hình dạng phức tạp. Đồng thời, tùy từng sản phẩm sẽ có yêu cầu áp lực đúc khác nhau. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ đúc này thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Công nghệ đúc nhôm áp lực là gì?
Công nghệ đúc áp lực nhôm thực chất là quy trình rót kim loại nhôm ở thể lỏng vào đầy khuôn mẫu. Nhôm lỏng dưới tác dụng của áp lực chảy xuống và làm đầy những chi tiết nhỏ trong khuôn cho đến khi đông đặc lại. Sau đó, người thợ sẽ đưa sản phẩm được đúc hoàn thiện ra ngoài.

Công nghệ đúc áp lực nhôm
Công nghệ đúc nhôm áp lực sẽ có những phương pháp sau:
1.1. Đúc áp lực cao (High Pressure Die Casting – DPDC)
Tức là kim loại sẽ được điền đầy vào khuôn mẫu nhanh chóng với áp suất cao. Ưu điểm của công nghệ đúc áp lực cao là tạo ra các chi tiết với kích thước lớn, năng suất tốt, độ chính xác cao và chất lượng vượt trội. Vì thế, công nghệ này cực kỳ thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm từ nhôm, magie như khối động cơ, giá treo…
1.2. Đúc trọng lực (Gravity Die Casting – GDC)
Nghĩa là, kim loại nóng chảy được điền trực tiếp vào khuôn thép hoặc khuôn thép có lõi cát. Đây chính là phương án đầu tiên được phát minh.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp đúc trọng lực là có thể tạo ra các sản phẩm đúc dày và đặc, chất lượng cao, bền và cứng, phù hợp cho sản xuất tự động, ít đầu tư đối với sản xuất vừa và nhỏ, có thể xử lý nhiệt. Công nghệ đúc áp lực nhôm này còn khá phù hợp cho sản xuất các bộ phận phức tạp kèm độ bền trên ô tô, bộ tăng áp, phanh…
1.3. Đúc áp lực thấp (Low Pressure Die Casting – LPDC)
Kim loại sẽ được điền đầy từ nồi nấu có bộ tạo áp với áp suất thấp. Ưu điểm chính là đúc áp lực thấp là kiểm soát chính xác việc điền đầy kim loại vào khuôn, làm giảm bớt sự hình thành của oxit và ngăn ngừa bọt khí. Do đó, phương pháp còn được sử dụng để sản xuất các bộ phận đối xứng như trục bánh xe ô tô…
Xem thêm: #1 Đúc Nhôm Khuôn Cát Là Gì? Cách Làm Khuôn Cát Đúc Nhôm
2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ đúc nhôm áp lực
Như đã nói, công nghệ đúc áp lực nhôm là quy trình kim loại nhôm được rót đầy vào khuôn mẫu và đông đặc lại dưới tác dụng của áp lực.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ đúc nhôm áp lực
Khuôn đúc có cấu tạo gồm 2 nửa. Ban đầu, 2 nửa khuôn được đóng lại. Người thợ sẽ rót đầy nhôm nóng chảy vào buồng ép. Trong quá trình này, piston sẽ phụ trách công việc ép nhôm lỏng xuống vào các phần chi tiết để lấp đầy khuôn mẫu. Lưu ý là thời gian diễn ra quá trình này rất nhanh và phải dưới áp suất cao.
Mức áp suất đó tiếp tục được duy trì cho đến khi kim loại nhôm đông đặc lại. Ở bước cuối cùng, người thợ sẽ rút ruột khỏi khuôn đúc và đưa vật đúc ra ngoài. Đây cũng chính là toàn bộ quy trình hoàn chỉnh của phương pháp đúc áp lực nhôm.
Bật mí, trong công nghệ đúc nhôm áp lực, khuôn đúc có thiết kế theo cơ cấu tĩnh và động. Khi đúc xong, cơ cấu động sẽ hỗ trợ lấy vật đúc ra khỏi khuôn. Còn cơ cấu tĩnh phụ trách hỗ trợ lấy phần nhôm còn thừa ra khỏi miệng xi lanh piston.
Đa phần các sản phẩm cổng nhôm đúc đẹp hiện nay đều áp dụng công nghệ đúc nhôm áp lực này để sản xuất ra số lượng lớn và đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ.
3. Ưu điểm nổi bật của công nghệ đúc nhôm áp lực
Gia công đúc áp lực nhôm có nhiều ưu điểm vượt trội. Nhờ quy trình và yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ này, đã đem đến 3 ưu điểm nổi trội như sau:
- Tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Cụ thể, sản phẩm có bề mặt trơn bóng, mịn, không rỗ, ít khuyết điểm với độ chính xác cao, độ bền theo thời gian tốt.
- Dễ dàng điều chỉnh kích thước của sản phẩm như mong muốn. Người thợ có thể điều chỉnh bề dày của vật đúc trong quá trình đúc. Thậm chí, nhờ công nghệ đúc áp lực nhôm mà có thể tạo ra vật đúc có độ mỏng cao, tối thiểu 1.5mm.
- Có khả năng sản xuất được những sản phẩm đúc có chi tiết đúc phức tạp. Dưới áp lực cao của piston, hợp kim nhôm nóng chảy dễ dàng điền đầy mọi ngóc ngách dù nhỏ nhất của khuôn đúc.

Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao
4. Yêu cầu nghiêm ngặt trong chọn vật liệu nhôm
Dường như ai cũng biết, gia công đúc áp lực nhôm được sử dụng chủ yếu để đúc các chi tiết sản phẩm có tính phức tạp cao. Trong đó, vật liệu được sử dụng nhiều nhất chính là nhôm. Vì thế, để đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo ra, hợp kim nhôm cần được lựa chọn kỹ càng:
- Không được lẫn quá nhiều tạp chất, nhất là tạp chất sắt. Bởi sắt sẽ làm giảm tính lỏng của nhôm khi ở nhiệt độ nóng chảy cao. Không những vậy, sắt dễ bị oxy hóa và bào mòn cao.
- Cần đảm bảo dễ dàng chuyển động ở thể lỏng để có thể điền đầy vào các chi tiết trong khuôn dù nhỏ nhất.
- Nhôm cần ít hòa tan khí. Vì nếu hòa tan khí cao, dễ tạo ra các lỗ khí khiến bề mặt vật đúc bị rỗ, làm giảm tính thẩm mỹ. Việc hòa tan khí cao cũng tạo nên quá trình oxit kim loại, làm giảm cơ tính của vật đúc, giảm độ bền.
Xem thêm: #1 Cách Làm Khuôn Đúc Nhôm Như Thế Nào Là Chuẩn Nhất
5. Một số mẫu sản phẩm nhôm đúc theo công nghệ đúc áp lực
Công nghệ đúc áp lực nhôm là đại diện cho sự phát triển công nghệ với trang bị máy móc hiện đại. Do đó, đặc điểm của phương pháp này là có độ chính xác, tinh xảo cao, đề cao tính thẩm mỹ và thống nhất giữa các sản phẩm với nhau. Chính vì những ưu điểm vượt trội đó nên công nghệ này ngày càng áp dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí.
Các bạn có thể tham khảo một số mẫu sản phẩm sử dụng công nghệ đúc nhôm áp lực như sau:

Chi tiết xe máy được tạo ra từ công nghệ đúc áp lực nhôm

Các sản phẩm chi tiết nhỏ

Các chi tiết đúc trọng lực rất đa dạng
Chắc hẳn, đến đây, bạn đã biết công nghệ đúc áp lực nhôm là gì, cũng như những ưu điểm nổi bật của phương pháp này. Hoàng Mỹ VG hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và mới mẻ để lựa chọn được phương pháp đúc nhôm phù hợp với chi phí, công trình của mình.
Thông tin liên hệ:
Hoan My VG JSC